Làm quen với mô hình báo cáo mới trong GA4

Làm quen với mô hình báo cáo mới trong GA4

Table of Contents

Đây không phải là thông tin mới. Hệ thống phân tích dữ liệu marketing lâu năm của chúng ta, Universal Analytics (UA/GA3). Google đã chính thức xác nhận rằng Universal Analytics sẽ được thay thế bằng phiên bản phân tích mới nhất – Google Analytics 4 (GA4), sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Nếu bạn là một nhà tiếp thị đang sống và làm việc dựa trên nền tảng phân tích hiện tại, thì thách thức đầu tiên mà bạn có thể gặp phải chính là sự thay đổi trong giao diện báo cáo.

Sự khác biệt giữa UA và Google Analytics 4 trong báo cáo

Lúc đăng nhập vào GA4, bạn sẽ nhận thấy navigation menu sẽ trở nên rất khác so với trước đây.

Thay đổi giao diện trong Google Analytics 4

Trong Universal Analytics (UA), các báo cáo được nhóm lại dựa trên mô hình ABC: Thu hút (Acquisition), Hành vi (Behavior) và Chuyển đổi (Conversion). UA ban đầu vốn được thiết kế để phân tích website. Cách hiểu về hiệu suất của trang (page performance) ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta sử dụng báo cáo. Dữ liệu sẽ được thu thập theo phiên (session). Hầu hết các báo cáo mà bạn xem thường xuyên, bao gồm báo cáo về source/medium, báo cáo trang đích, báo cáo search console,… tất cả đều được xây dựng trên cơ sở lý luận này.

Mặt khác, GA4 rất đặt trọng tâm vào user lifecycle. Với tính năng theo dõi trên nhiều thiết bị, dữ liệu trên website và ứng dụng di động sẽ được thu thập thông qua các event. Giờ đây, mục “Báo cáo” sẽ được chia thành Thu hút (Acquisition), Tương tác (Engagement), Kiếm tiền (Monetization) và Giữ chân khách hàng (Retention). Tuân theo nguyên tắc này, bạn sẽ nhận thấy một số chỉ số sẽ được hiểu theo các góc nhìn khác nhau, chẳng hạn như thời gian tương tác trung bình của mỗi người thay vì thời gian trung bình trên trang.

Linh hoạt trong báo cáo của Google Analytics 4

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng tab Tùy chỉnh (Customization) ở góc trên bên trái, nơi bạn tự tạo báo cáo và dashboard trước đây đã biến mất. Thay vào đó, sẽ có một tab mới được gọi là “Khám phá (Explore)”.

Tab “Khám phá (Explore)” là một công cụ mạnh mẽ trên Google Analytics 4 (GA4) để bạn thực hiện các phân tích nâng cao hơn, khám phá thông tin chi tiết cụ thể, tùy chỉnh báo cáo và dashboard thành các chế độ xem tùy vào mong muốn của bạn. Điều này giúp mang lại sự linh hoạt tuyệt vời để bạn có thể xác định đâu là các dimensions, metrics và các thể loại báo cáo bạn mong muốn khởi tạo và theo dõi. Các báo cáo được xây dựng sẵn, do đó rất cơ bản. Ví dụ: bạn sẽ không thể chia nhỏ lượng truy cập traffic theo source/medium+campaign trong mẫu báo cáo mặc định.

Có một số tiện ích hữu ích cho việc thăm dò báo cáo, bao gồm:

  • Khám phá đường dẫn (Path exploration): Phân tích đường dẫn của người dùng từ điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc
  • Khám phá phễu khách hàng (Funnel exploration): Thiết lập phễu khách hàng của bạn và thực hiện phân tích chuyển đổi khi qua từng bước
  • Phân khúc chồng chéo (Segment overlaps): Hiểu các phân khúc người dùng khác nhau và liên quan đến nhau như thế nào
  • Khám phá người dùng (User exploration): Có cái nhìn sâu sắc về hoạt động của người dùng

Điều này có nghĩa là gì?

Việc Google sẽ ngừng sử dụng phiên bản Universal Analytics (UA/GA3) đồng nghĩa với việc bạn gần như không còn cách nào khác ngoài việc phải thích ứng với phương pháp theo dõi và phân tích hoàn toàn mới với Google Analytics 4 (GA4) và cũng sẽ cần phải trang bị kiến thức ở mức độ nhất định.

Đối với những người đã sử dụng thành thạo của Universal Analytics, bạn có thể sẽ cần làm quen lại với các mô hình báo cáo mới. Một số chức năng báo cáo quen thuộc đã chuyển vị trí (như Google Ads trong mục Chuyển đổi ( Acquisition ) được chuyển sang tab Quảng cáo (Advertising) hoặc mục tiêu Chuyển đổi hiện nằm trong mục Tương tác (Engagement)), trong khi đó, một số phần báo cáo sẽ biến mất (như Tốc độ trang (Site speed)) hoặc bị xóa khỏi báo cáo mặc định (như Báo cáo trang đích, Search Console). Và bạn sẽ mất thêm một chút thời gian nữa để tìm hoặc xây dựng lại những thông tin chuyên sâu trước đó mà bạn đã dùng để đánh giá mọi thứ dễ dàng trên UA.

Đối với những người sử dụng không chuyên và dựa vào các báo cáo thông thường nhiều, bạn có thể đột nhiên cảm thấy xa lạ. Mặc dù Universal Analytics cung cấp một loạt các báo cáo được tạo sẵn mặc định, GA4 sẽ chỉ cung cấp 25 mẫu báo cáo. Ngoài ra, các chức năng còn khá hạn chế. Không dễ dàng để xem chi tiết hoặc chỉnh sửa các mẫu báo cáo mặc định. Tuy nhiên, với tất cả tính linh hoạt và phân tích nâng cao được thêm vào GA4, bạn thực sự có thể nhận được nhiều thông tin chuyên sâu hơn trước, chỉ khi bạn biết mình muốn xem gì và cách để tạo báo cáo ngay từ đầu.

Việc thích nghi với những thay đổi mới là không hề dễ dàng, đặc biệt là việc GA4 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và Google thì liên tục cập nhật. Và chúng tôi muốn bạn biết rằng, Ematic luôn ở đây vì bạn. Tại Ematic Solutions, chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyển đổi GA4, không chỉ giúp bạn lên kế hoạch theo dõi và tích hợp GA4 một cách chính xác mà còn giúp thiết lập lại hệ thống báo cáo. Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia về việc chuyển đổi GA4, và điều này là hoàn toàn miễn phí!

Facebook
LinkedIn
Twitter
WhatsApp
Email
Làm quen với mô hình báo cáo mới trong GA4

để nhận được những xu hướng mới nhất!

canonical-la-gi
Hiểu thêm về thẻ Canonical: Bí quyết tối ưu SEO với nội dung đồng nhất

Trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), duy trì sự đồng nhất nội dung trên các trang web là điều cực kỳ quan trọng. Khi các trang web ngày càng phức tạp và quy mô lớn hơn, việc đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể lập chỉ mục và xếp hạng nội dung một cách chính xác trở thành một thách thức. Đây là lúc thẻ canonical phát huy vai trò quan trọng – một công cụ mạnh mẽ giúp quản trị viên web và chuyên gia SEO giải quyết vấn đề nội dung trùng lặp và cải thiện hiệu suất trang web.Vậy Thẻ Canonical là gì? Hãy cùng Ematic Solutions tìm hiểu thêm về thẻ Canonical và bí quyết tối ưu SEO với nội dung đồng nhất. 

Đọc thêm »
google-pagespeed-insights
Google PageSpeed Insights là gì?

Trong thế giới số hiện nay, hiệu suất website đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm người dùng và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Google PageSpeed Insights (PSI) là một công cụ mạnh mẽ giúp các chủ website và nhà phát triển đánh giá và cải thiện tốc độ tải trang của website. Hãy cùng Ematic Solutions tìm hiểu sâu hơn về PageSpeed Insights, cách công cụ này hoạt động và tại sao nó lại quan trọng trong việc đóng góp vào sự thành công của website.

Đọc thêm »
serp-la-gi
SERP là gì? Các loại SERP phổ biến giúp website dễ lên TOP đầu

SERP là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người làm trong lĩnh vực SEO và Digital Marketing quan tâm bởi SERP đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Việc hiểu rõ các loại SERP phổ biến không chỉ giúp bạn tối ưu hóa nội dung hiệu quả mà còn nâng cao khả năng đưa website lên TOP đầu một cách bền vững. Vì thế, hãy cùng Ematic Solutions khám phá các loại SERP và cách tối ưu chúng để đạt được hiệu quả SEO tốt nhất!

Đọc thêm »
organic-search
Organic search là gì? Làm thế nào để tăng traffic cho website?

Với sự phát triển không ngừng của SEO, việc hiểu và tối ưu hóa organic search đang trở thành yếu tố then chốt cho các doanh nghiệp. Vậy Organic search là gì? Làm thế nào để tăng chỉ số Organic search cho website? Hãy cùng Ematic Solutions tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Organic search và những cách để tối ưu chỉ số organic search cho website của bạn.

Đọc thêm »