GA4 là gì: Điểm khác biệt giữa UA và GA4 là gì?

GA UA và GA4: Những điểm khác biệt chính là gì?

Table of Contents

Theo cập nhật mới nhất từ Google, phiên bản GA4 mới hơn và tốt hơn sẽ thay thế GA UA (Universal Analytics) từ tháng 7 năm 2023. Do đó, việc tăng tốc quá trình nâng cấp và chuyển đổi sang nền tảng mới này nên là ưu tiên hàng đầu trong lịch trình sắp tới của tất cả các nhà tiếp thị và phân tích dữ liệu. Dưới đây là một số những điểm khác biệt cơ bản giữa Universal Analytics và GA4 có thể ảnh hưởng đến kế hoạch theo dõi và làm việc hàng ngày của chúng ta đối với Google Analytics.

Mô hình đo lường hoàn toàn mới

GA4 đã chuyển sang một mô hình theo dõi hoàn toàn mới, từ việc lấy phiên truy cập (session) làm nền tảng sang mô hình theo dõi dựa vào sự kiện (event). Cách tiếp cận mới này sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích dưới đây.

Thứ nhất, chúng ta đã có thể thu thập và phân tích dữ liệu trên nhiều nền tảng khác nhau. Việc tracking dựa trên các event trong GA4 có thể giúp chúng ta tạo ra một báo cáo phản ánh được đầy đủ hành trình của 1 user từ lúc họ tìm kiếm sản phẩm trên điện thoại, rồi lướt website vào ngày hôm sau, và cuối cùng bỏ vào giỏ hàng trên máy tính bảng của họ 2 tuần sau nữa. Điều này giúp GA4 trở thành một công cụ theo dõi đắc lực giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về hành trình của người dùng trong quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Thứ hai, GA4 cung cấp một công cụ trực quan hóa phễu khách hàng mà trước đây vốn chỉ có trong GA360. Giờ đây với tính năng miễn phí này, chúng ta hoàn toàn có thể tối ưu hóa hơn nữa tỷ lệ chuyển đổi trong từng bước của hành trình khách hàng và tăng tỷ lệ ROI.

Cuối cùng, việc chuyển đổi mô hình theo dõi dựa vào event cũng giúp việc thiết lập các cấu hình tự động một cách dễ dàng hơn, thay vì cấu hình thủ công tốn nhiều thời gian như là với phiên bản GA UA. Các thiết lập event tự động sẽ bao gồm page_view, session_start, first_visit, scrolls, outbound clicks, site search, và video engagement. Mặc dù tự động, nhưng GA4 cũng cho phép chúng ta tuỳ chỉnh từ các event sẵn có. Ví dụ: chúng ta có thể chỉnh sửa event “page_view” để theo dõi “page_view” cho trang mô tả sản phẩm A và trang mô tả sản phẩm B dưới dạng các event riêng biệt.

Thay đổi cách nhận diện người dùng

Universal Analytics thu thập thông tin người dùng bằng cách sử dụng cookie hoặc device ID, trong khi đó, GA4 sử dụng user ID và Google Signal. Với cookie, Google xác định người dùng dựa vào thiết bị, dẫn đến số lượng người dùng tăng cao bất thường. Với Google Signal & User ID, Google sẽ xác định người dùng dựa vào thông tin đăng nhập và có thể gộp người dùng khi họ sử dụng nhiều thiết bị khác nhau. Tất nhiên, cũng vì sự ưu tiên về quyền riêng tư, không thể đảm bảo rằng chúng ta có thể thu thập thông tin người dùng nhiều hơn theo cách này so với lúc còn theo dõi thông qua cookie. 

Các chỉ số mới và một số thay đổi với các chỉ số cũ

Với GA4, một vài chỉ số sẽ được thay đổi cách tính toán, cũng như bổ sung thêm các chỉ số mới trong thu thập và phân tích dữ liệu. Ví dụ: bên cạnh “bounced rate (tỷ lệ thoát trang)” được Google thay đổi cách tính toán với tỷ lệ chính xác cao hơn và cùng với chỉ số “phiên tương tác (engaged session)”, được tính bằng số phiên tương tác chia cho tổng số phiên truy cập.

Ngoài ra, mặc dù “session” vẫn còn trong phiên bản GA4,  do tất cả việc theo dõi hiện tại đều sẽ dựa theo event, nếu người dùng gửi một form đăng ký hai lần trong một phiên truy cập session, UA sẽ tính là 1 lượt chuyển đổi, nhưng GA4 sẽ tính là 2 (vì có 2 event được tạo ra trong session này).

Hỗ trợ nâng cao hơn cho việc phân tích

Bên cạnh những cập nhật cơ bản trên, Google cũng sẽ cung cấp nhiều hỗ trợ hơn trên phiên bản GA4 so với với Universal Analytics. Điều này giúp chúng ta tiến hành phân tích chuyên sâu và đưa ra quyết định tối ưu hơn khi sử dụng GA4. Dưới đây là một số điểm ưu ái mà Google đã dành cho phiên bản này:

  • Một số công cụ trước đây vốn chỉ dành cho khách hàng của GA360 thì nay đã có sẵn miễn phí cho tất cả mọi người với phiên bản GA4. Ví dụ: báo cáo segment overlap, enhanced events, path analysis, v.v.
  • Thêm tính năng “predictive audience and metrics” sử dụng công nghệ machine learning để lập mô hình các giao dịch và doanh thu trong tương lai. Bằng cách này, GA4 cho phép chúng ta nhắm mục tiêu quảng cáo đến những khách hàng có nhiều khả năng mua sản phẩm/dịch vụ hơn trong vòng 7 ngày tới.
  • Cho phép thêm nhiều tích hợp mới, bao gồm Display & Video 360 trong property của GA4, giúp mang lại nhiều lợi ích cho các thương hiệu hiện có mặt trên YouTube. Ngoài ra, Google cũng sẽ cung cấp kết nối miễn phí với BigQuery, điều này vốn không thể làm được nếu chúng ta không nâng cấp lên GA360 trong thời kì của Universal Analytics. Hơn nữa, với GA4, giờ đây chúng ta có thể tạo các phân khúc khách hàng và sau đó chuyển sang Optimize để nhắm mục tiêu tốt hơn.
  • Thêm snapshot vi mô đến từng user giúp chúng ta khám phá hành vi của họ và mức độ tương tác trong thời gian thực trên các website và ứng dụng.
  • Loại bỏ giới hạn hit limit vốn được đặt trước đây là 10 triệu hit mỗi tháng trong Universal Analytics.

Thay đổi giao diện báo cáo

Trong GA4, sẽ có ít báo cáo tiêu chuẩn, nhưng có nhiều báo cáo tùy chỉnh hơn đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau. Google sẽ tạo điều kiện để giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận hơn đến các kỹ thuật phân tích nâng cao và template mẫu trong Analysis Hub. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa là, đối với một vài người vốn đã quen với việc xem báo cáo trên UA, sẽ có một số công việc cần làm để sắp xếp lại tất cả các báo cáo trước đây, và điều chỉnh sao cho phù hợp với các mẫu report mới nhằm xuất thông tin chuyên sâu về người dùng trong hệ thống này. Chúng tôi cũng sẽ đề cập thêm những sự khác biệt  rõ ràng hơn về giao diện của GA4 trong các bài viết sắp tới đây.

Bảng so sánh ngắn gọn giữa GA4 và UA

Lời kết

Trên đây là một vài điểm khác biệt chính giữa GA Universal Analytics và GA4, nhưng chắc chắn danh sách này còn dài nữa vì việc chuyển đổi từ UA sang GA4 là một bước tiến khổng lồ của Google. Để đảm bảo một quá trình chuyển đổi mượt mà và thuận lợi, chúng tôi đề xuất bạn có thể tạo một property mới chạy song song với phiên bản GA UA hiện tại, mà ở đó, bạn có thể thoải mái thử các tính năng khác biệt và tự trải nghiệm mô hình theo dõi mới này.

Chúng tôi cũng cho rằng bất kỳ điều gì liên quan đến việc thu thập, tích hợp và phân tích dữ liệu, trên thực tế, đều rất quan trọng, do đó tại Ematic Solutions, chúng tôi luôn sẵn sàng trao đổi để giúp bạn tháo gỡ mọi thắc mắc mà bạn có thể gặp phải trong giai đoạn chuyển đổi này, đồng thời hỗ trợ bạn đi trước đối thủ cạnh tranh với một hệ thống theo dõi phù hợp và chính xác. Liên hệ ngay với chúng tôi và hãy cùng tăng tốc quá trình chuyển đổi của bạn!

Facebook
LinkedIn
Twitter
WhatsApp
Email
GA UA và GA4: Những điểm khác biệt chính là gì?

để nhận được những xu hướng mới nhất!

mau-email-marketing-thu-hut
Top 5 mẫu Email Marketing phổ biến và những tiêu chí cần biết

Email Marketing là công cụ không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị số của mọi doanh nghiệp. Một mẫu email thiết kế chuyên nghiệp không chỉ giúp truyền tải thông điệp mà còn là chìa khóa tạo ấn tượng mạnh và thúc đẩy tương tác với khách hàng. Hãy cùng Ematic Solutions tìm hiểu về Những tiêu chí cần biết để xây dựng mẫu Email Marketing thu hút và ví dụ 5 mẫu phổ biến nhất qua bài viết sau đây.

Đọc thêm »
core-web-vitals-la-gi
Core Web Vitals là gì? Các chỉ số cải thiện thứ hạng website

Trong bối cảnh Google ngày càng đặt nặng trải nghiệm người dùng, Core Web Vitals trở thành tiêu chí cốt lõi giúp xếp hạng trang web. Nếu bạn muốn website vượt qua đối thủ, Core Web Vitals chính là yếu tố không thể bỏ qua. Cùng Ematic Solutions khám phá những kiến thức chi tiết về Core Web Vitals và hướng dẫn cách tối ưu trang web hữu ích nhé.

Đọc thêm »
goog-dhwhuh-dư
Hiểu thêm về thẻ Canonical: Bí quyết tối ưu SEO với nội dung đồng nhất

Trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), duy trì sự đồng nhất nội dung trên các trang web là điều cực kỳ quan trọng. Khi các trang web ngày càng phức tạp và quy mô lớn hơn, việc đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể lập chỉ mục và xếp hạng nội dung một cách chính xác trở thành một thách thức. Đây là lúc thẻ canonical phát huy vai trò quan trọng – một công cụ mạnh mẽ giúp quản trị viên web và chuyên gia SEO giải quyết vấn đề nội dung trùng lặp và cải thiện hiệu suất trang web.Vậy Thẻ Canonical là gì? Hãy cùng Ematic Solutions tìm hiểu thêm về thẻ Canonical và bí quyết tối ưu SEO với nội dung đồng nhất. 

Đọc thêm »
google-pagespeed-insights
Google PageSpeed Insights là gì?

Trong thế giới số hiện nay, hiệu suất website đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm người dùng và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Google PageSpeed Insights (PSI) là một công cụ mạnh mẽ giúp các chủ website và nhà phát triển đánh giá và cải thiện tốc độ tải trang của website. Hãy cùng Ematic Solutions tìm hiểu sâu hơn về PageSpeed Insights, cách công cụ này hoạt động và tại sao nó lại quan trọng trong việc đóng góp vào sự thành công của website.

Đọc thêm »
serp-la-gi
SERP là gì? Các loại SERP phổ biến giúp website dễ lên TOP đầu

SERP là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người làm trong lĩnh vực SEO và Digital Marketing quan tâm bởi SERP đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Việc hiểu rõ các loại SERP phổ biến không chỉ giúp bạn tối ưu hóa nội dung hiệu quả mà còn nâng cao khả năng đưa website lên TOP đầu một cách bền vững. Vì thế, hãy cùng Ematic Solutions khám phá các loại SERP và cách tối ưu chúng để đạt được hiệu quả SEO tốt nhất!

Đọc thêm »
organic-search
Organic search là gì? Làm thế nào để tăng traffic cho website?

Với sự phát triển không ngừng của SEO, việc hiểu và tối ưu hóa organic search đang trở thành yếu tố then chốt cho các doanh nghiệp. Vậy Organic search là gì? Làm thế nào để tăng chỉ số Organic search cho website? Hãy cùng Ematic Solutions tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Organic search và những cách để tối ưu chỉ số organic search cho website của bạn.

Đọc thêm »